3. Quần đảo Hoàng Sa - vùng lãnh thổ thiêng liêng của Đại Việt
Ngay từ thời Hùng Vương, tổ tiên chúng ta đã
biết khai thác biển ; lúc đầu là đánh bắt hải sản ven bờ, rồi tiến ra các đảo và vùng biển xa hơn. Các triều đại phong kiến Việt Nam sau này đều thấy rõ vai trò của biển đối với sự phát triển kinh tế và quốc phòng an ninh.
Thời Ngô-Đinh-Tiền Lê, kĩ thuật đóng tàu, xây dựng thủy quân, rèn luyện kỹ năng chiến đầu trên sông, biển được chú trọng. Ngô Quyền đã dàn thế trận cắm cọc gỗ trên cửa sông Bạch Đằng, lập mưu đánh tan thủy quân của nhà Nam Hán.
Thời Lý, vua Lý Anh Tông đã đi tuần các hải đảo, xem hình thế núi sông, xác định địa giới các phiên bang Nam-Bắc, vẽ bản đồ và ghi chép phong vật... Thời Trần và đặc biệt là dưới thời Lê, tiến ra biển Đông đã trở thành chiến lược phát triển của quốc gia Đại Việt. Con đường mở mang bờ cõi xuống phía Nam của người Việt cũng đồng thời là con đường tiến ra chiếm lĩnh biển, đảo.
Thời Trần đã xuất hiện những pháo thuyền - đại chiến thuyền hay còn gọi là đại chiến hạm có khả năng đi biển xa. Dưới thời Lê, kĩ thuật đóng thuyền bè tiến thêm một bước, đáp ứng nhu cầu chinh phạt và quản lí lãnh thổ ngày một mở rộng. Kĩ thuật chiến đấu trên biển cũng thuần thục hơn. Điển hình là trận thủy chiến ở khu vực cảng Vân Đồn do Trần Khánh Dư chỉ huy; cuộc hành quân đại quy mô vào kinh Vijaya của Vương quốc Champa dưới sự chỉ huy của Lê Thánh Tông.
Từ đầu thế kỉ XVI - XVII, các chúa Nguyễn ở Đàng trong đã chăm lo xây dựng các đội thuyền, mở cửa buồn bán với nước ngoài để phát huy sức mạnh trong nước và đã chiếm lĩnh các quần đảo giữa biển Đông. Biểu hiện rõ nhất là sự ra đời và hoạt động liên tục của Đội Hoàng Sa.
Chủ quyền của quốc gia Đại Việt trên quần đảo Hoàng Sa cũng như một số đảo được thể thiện trong nhiều thư tịch cổ như Hồng Đức bản đồ, Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư, Phủ biên tạp lục, Lịch triều hiến chương loại chí và Đại Nam thực lục tiền biên...
Đội Hoàng Sa là lực lượng chuyên nghiệp, khai thác các nguồn lợi hải sản tại quần đảo Hoàng Sa, liên tục qua các đời từ đầu thời chúa Nguyễn sang thời Tây Sơn, đồng thời bắt đầu quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.
Trong quá trình chinh phục biển cả, đặc biệt là thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX, ông cha ta khám phá, khai thác quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Ông cha ta đã xác lập và thực thi chủ quyền ở hai quần đảo này bằng các việc cắm mốc, đo đạc, vẽ bản đồ và hằng năm cử người ra kiểm tra, thu hồi sản vật...
Đó là những chứng cứ lịch sử khẳng định Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới đã chiếm hữu và thực hiện chủ quyền của mình một cách liên tục và hòa bình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
![]() |
Hồng Đức bản đồ (1774) ( Nguồn biengioilanhtho.gov.vn ) |
Đây là bản đồ vẽ rõ địa thế xứ Đàng Trong cuối thế kỉ XVIII, từ Đồng Hới đến biên giới Cao Miên, do Đoan Quận công Bùi Thế Đạt vẽ dâng lên chúa Trịnh năm 1774 để phục vụ chiến dịch Nam tiến năm 1775. Trên bản đồ, Bãi Cát Vàng được vẽ ở ngoài khơi phủ Quảng Ngãi.
Phủ biên tạp lục của nhà bác học Lê Quý Đôn (được coi là tài liệu có giá trị tiêu biểu nhất) viết : "Phủ Quảng Ngãi, huyện Bình Sơn có xã An
Vĩnh ở gần biển, ngoài biển về phía Đông Bắc có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng biển, từ hòn này sang hòn
kia hoặc đi một ngày hoặc vài canh thì đến. Trên nuiscos chỗ có suối nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng
dài, ước hơn 30 dặm, bằng phẳng, rộng lớn, nước trong suốt đáy... Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vinh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 tàu, như là gươm,
ngựa, hoa bạc, tiền bạc, hòn bạc, đồ đồng, khối thiếc, khối chì, súng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiến, cùng là kiếm lượm vỏ đồi mồi, vỏ hải ba, hải sâm, hột ốc vân rất nhiều. Đến kì tháng 8 thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp, cân và định hạng xong, mới cho đem bán riêng các thứ ốc vân, hải ba, hải sâm, rồi lĩnh bằng trở về...". ( Nguồn hoangsa.danang.gov.vn )
4. Đà Nẵng và Hội An
trong các thế kỉ XVI - XIX
"Quảng Nam có hai ngả vào. Hai cửa ấy là cửa bể Cù lao Chàm và Đà Nẵng, hai cửa bể ấy ban đầu xa nhau cách nhau
ban đầu cách xa nhau ba, bốn dặm rồi rẽ ra xa nhau mà đi sâu vào nội địa như hai con sông lớn lớn cách biệt nhau. Sau cùng, gặp nhau ở một địa điểm, ở đó thấy nhiều tàu thuyền vào bằng cửa này hay cửa khác " (Giáo sĩ Christoforo Borri).
Từ xa xưa, Đà Nẵng và Hội An đã có một sự liên lạc mật thiết với nhau qua một con đường thủy là sông Cổ Cò. Tàu thuyền nước ngoài từ phương Bắc và Đông Bắc (Trung Hoa, Nhật Bản, Philippines,...) đến Hội An theo cửa biển Đà Nẵng, ngược sông Hàn và sông
Cổ Cò sẽ rút ngắn được 1/3 lộ trình vì khỏi phải đi vòng qua bán đảo Sơn Trà và tránh được cảnh sóng to gió lớn có thể xảy ra.
Về phương diện thông thường qua hải khẩu, cửa biển Đà Nẵng và Đại Chiêm (Cửa Đại) đóng vai trò như nhau. Theo đó, Sở Tuần Đà Nẵng vừa đảm nhận trách nhiệm của một cơ quan kểm soát an ninh vừa có trách nhiệm của cơ quan kiểm soát thuế quan. Sau khi thực hiện xong tất cả các thủ tục nhập cảnh tại Đà Nẵng, các thương thuyền mới được phép ngược sông Hàn và sông Cổ Cò để vào biển Hội An, nơi mà dân địa phương gọi là Phố (trong Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn gọi là Bến Phố).
Cũng có trường hợp một số tàu buôn phương Tây không vào Hội An mà bỏ neo ngay tại cửa bến Đà Nẵng, vì Hội An trước sau chỉ là một giang cảng, cách biển dưới 7km, không đủ sâu và rộng để dung chứa các thuyền lớn của phương Tây. Một khi các thuyền đó không vào được Hội An thì việc bốc xếp hàng hóa phải được thực hiện ngay tại bến cảng Đà Nẵng. Như vậy, dù nhiều hay ít, Đà Nẵng cũng phải có cơ sở để giao dịch và lưu trữ hàng hóa.
"Người ta có thể cho thuyền chạy khắp bờ biển mà không gặp tai nạn. Đáy biển sâu đều đặn từ 17 đến 20 sải. Vịnh Đà Nẵng xứng đáng mang danh là cảng lớn và vững chắc nhất(mà sứ đoàn) đã trông thấy. Nó rất sâu, nên khi cần thiết phải di chuyển, các tàu bè vẫn yên ổn dù gió to bão lớn. Đáy biển đầy bùn nên thuyền bỏ neo rất bám" (Nhận xét của một thành viên trong sứ đoàn của nước Anh do Macartney dẫn đầu ghé Đà Nẵng năm 1793).
Từ khi sông Cổ Cò và cửa biển Đại Chiêm bị bồi lấp dần, tàu thuyền lui tới Hội An giảm sút, vịnh Đà Nẵng càng trở nên nhộn nhịp.
![]() |
Đoàn thương thuyền của Pháp gặp đại diện của chú Nguyễn bên bờ vịnh Đà Nẵng năm 1749 ( Nguồn : baodanang.vn ) |
![]() |
Vịnh Đà Nẵng - cuối thế kỷ XVIII (trong ấn phẩm Hình ảnh lịch sử xứ Đông Dương thuộc Pháp của Paul Boudet và André Massan, xuất bản tại Paris (Pháp), năm 1931). |
Người Bồ Đào Nha là những người phương Tây đầu tiên phát hiện ra Đà Nẵng và đến buôn bán ở Đàng Trong. Tiếp đó, các đại diện Công ti Đông Ấn của Anh, Hà Lan đến Đà Nẵng thăm dò và đặt quan hệ buôn bán. Người Pháp đến Đàng Trong chậm hơn so với các nước phương Tây khác nhưng lại tỏ ra quan tâm đến nơi này hơn cả. Trong khi quan tâm đến toàn bộ Đàng Trong, Pháp chú ý đến Đà Nẵng hơn Hội An vì ưu thế giao thông hàng hóa và vị trí chiến lược của Đà Nẵng.