3. Đà Nẵng trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp
Ngày 31- 8 - 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha gồm 2.350 quân với 16 chiến hạm tập kết tại vịnh Đà Nẵng.
Mờ sáng ngày 1 - 9 -1858, Rigault de Genouilly cho người chuyển tối hậu thư tới quan trấn thủ Đà Nẵng, đòi quân ta phải đầu hàng và nộp toàn bộ vũ khí, đồn lũy trong vòng hai giờ. Không đợi đến hết thời gian như đã hẹn trong tối hậu thư, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã bắn pháo vào các vị trí đặt đại bác và các hải đài của ta ở phía Tây Nam bán đảo Sơn Trà. Tàu chiến của giặc thả neo ở cửa sông, pháo kích trực tiếp vào đồn Nại Hiên Đông, An Hải và Điện Hải. Đến khoảng 10 giờ sáng, quân Pháp đổ bộ chiếm đồn Nại Hiên Đông và An Hải.
Các pháo đài của ta bắn trả rất quyết liệt nhưng không hiệu quả. Phần lớn đạn pháo của ta bắn không trúng mục tiêu và không có sức công phá vì ta không có loại đạn gây nổ công hay sát thương như của địch. Lực lượng đồn trú ở các đồn tiền tiêu phải tháo lui sau khi bị tiêu hao nặng nề. Đến chiều ngày 1 - 9 - 1858, các đồn của ta ở hữu ngạn ( phía đông ) đã bị hạ.
Ngày 2 - 9 - 1858, quân Pháp tiếp tục tập trung hỏa lực đánh chiếm thành Điện Hải, căn cứ chủ yếu của Đà Nẵng. Sau khi chiếm được thành, chúng phá hủy kho tàng, vũ khí rồi xuống tàu quay về căn cứ ở Tiên Sa.
![]() |
Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng (1858) ( Nguồn : baodanang.vn ) |
![]() |
Rigault de Genouilly ( Nguồn : wikipedia.org ) |
Rigault de Genouilly - Thiếu tướng, Tổng chỉ huy lực lượng hải quân Pháp trên vùng Biển Đông ; được phong Phó thủy sư Đô đốc ngày 9 - 8 - 1858, trước khi sang Việt Nam giữ chức Tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp. Ông ta là người trực tiếp chỉ huy cuộc tấn công chiếm bán đảo Sơn Trà ngày 1 - 9 - 1858, mở đầu cuộc vũ trang xâm lược Việt Nam và tổ chức đánh chiếm thành Gia Định ngày 17 - 2 - 1859. Bị rút về nước ngày 1 - 11 - 1859. Ngày 19 - 1 - 1867, được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Hải quân Pháp.
Sau khi nhận được tin quân Pháp gây hấn ở Đà Nẵng, triều đình đã điều quân tiếp viện và ứng cứu, Nguyễn Tri Phương được cử làm Tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam. Quân dân Đà Nẵng được huy động vào việc đắp chiến lũy, lập phòng tuyến với các đồn Hải Châu, Phước Ninh, Thạc Gián, Nại Hiên, Nghi Xuân và thành Điện Hải... ngăn chặn quân Pháp tiến sâu vào nội địa. Nhân dân được lệnh làm "vườn không nhà trống" để quân Pháp không tuyển mộ được binh lính và không có người cung cấp lương thực, thực phẩm.
Sau khi nhận được tin quân Pháp gây hấn ở Đà Nẵng, triều đình đã điều quân tiếp viện và ứng cứu, Nguyễn Tri Phương được cử làm Tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam. Quân dân Đà Nẵng được huy động vào việc đắp chiến lũy, lập phòng tuyến với các đồn Hải Châu, Phước Ninh, Thạc Gián, Nại Hiên, Nghi Xuân và thành Điện Hải... ngăn chặn quân Pháp tiến sâu vào nội địa. Nhân dân được lệnh làm "vườn không nhà trống" để quân Pháp không tuyển mộ được binh lính và không có người cung cấp lương thực, thực phẩm.
![]() |
Tượng Nguyễn Tri Phương tại Bảo tàng Đà Nẵng ( Nguồn : panoramio.com ) |
Về phía liên quân Pháp - Tây Ban Nha, sau hơn 5 tháng bị giam chân tại chỗ, lực lượng bị hao mòn, thiếu lương thực, thiếu thuốc men và bệnh tật gia tăng..., kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" đã bước đầu thất bại. Tháng 2 - 1859, phần lớn quân số của địch chuyển vào Gia Định, chỉ có một lực lượng nhỏ còn chiếm giữ bán đảo Sơn Trà
![]() |
Nghĩa địa liên quân Pháp – Tây Ban Nha trên bán đảo Sơn Trà do Trung uý Treille xây dựng năm 1858 ( Nguồn : infonet.vn ) |
![]() |
Các địa danh “Cuham”, “Chean” , “Toron” trên Bản đồ Đàng Ngoài và Đàng Trong do lexandre de Rhodes vẽ năm 1653 ( Nguồn : Võ Văn Dật, Lịch Sử Đà Nẵng ( 1306 - 1975 ), NXB Nam Việt, 2007, tr.52 ) |
Địa danh cửa Hàn không những được lưu truyền rộng rãi trong dân gian mà còn được người châu Âu nhắc đến rất sớm. Cố đạo Buzomi đến Đàng. Trong vào năm 1615 và vào dịp lễ Phục sinh năm ấy, ông lập một nhà thờ nhỏ tại một nơi được ghi là Kean, địa danh này cũng đã được ghi lại trên tấm bản đồ nổi tiếng của Alexandre de Rhodes về năm 1653, nằm ở vị trí chân đèo Hải Vân. Địa danh Kean bắt nguồn từ cách gọi khá phổ biến đương thời, những nơi tập trung dân cư gọi là Kẻ (Kẻ Chợ) ; Kean được hiểu là Kẻ Hàn.
Về địa danh Đà Nẵng, có thể xuất phát từ chữ Danak (có nghĩa là "sông lớn" hay "cửa sông cái" của người Chăm) ; hay trong chữ Hán, chữ "Đà" là sông nhánh, chữ "Nẵng" có nghĩa là xưa kia, ngày xưa. Đà Nẵng có nghĩa chung là "Ngày xưa là nhánh sông" hoặc "Nơi đây xưa kia là nhánh sông bị bồi lấp". Địa danh Đà Nẵng đã được ghi trên các bản đồ vẽ từ thế kỉ XVI trở đi (như An Nam hình thắng đồ, An Nam thông quốc toàn đồ).
Theo sách Ô Châu cận lục (Dương Văn An soạn năm 1533) thì địa danh Đà Nẵng lần đầu tiên xuất hiện khi sách nhắc đến "một ngôi đền ở cửa biển Đà Nẵng" thờ một nhân vật từ thời Lê Thánh Tông.
Ngoài ra, còn có một tên gọi dành cho thành phố Đà Nẵng nữa, nó tồn tại suốt trong thời gian alf nhượng địa của Pháp và trở thành địa danh hành chính chính thức trước đó cũng như cho đến nay nhiều người châu Âu vẫn còn quen gọi, đó là Tourane. Trong các bản đồ, sách vở, ghi chép của người Âu từ thế kỉ XVI, XVII , XVIII..., chúng ta thấy nhắc đến những địa danh như : Turon, Toron, Taraon, Touan, Touane, Touron và Tourane.
Còn người Trung Hoa vẫn gọi nơi đây là Hiện Cảng. Chữ Hiện theo hai cách viết chữ Hán có nghĩa là "Cảng con hến" hoặc là "Cảng núi nhỏ mà hiểm" ; đều có thể giải thích là do hình thù của núi Sơn Trà được nhận thấy ngay từ ngoài khơi cửa biển Đà Nẵng.
Ngoài ra, nhân dân địa phương vẫn có thói quen gọi vịnh Đà Nẵng là Vũng Thùng (Tai nghe súng nổ cái đùng / Tàu Tây đã lại Vũng Thùng bữa qua ! - Ca dao ) ; còn các nhà nho nói chữ thì gọi là Trà Úc, Trà Áo, Trà Sơn hay Đồng Long Loan.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Tourane được mang tên Thái Phiên - nhà yêu nước nổi tiếng của Đà Nẵng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Duy Tân nổ ra vào năm 1916. Hai năm sau, thành Thái Phiên lại được đổi tên thành Đà Nẵng và tên gọi này được giữ cho đến ngày nay.